KHCN ngoài nước

Các mỏ vàng giúp nghiên cứu về biến đổi khí hậu

12/11/2019 - Thứ Ba - 15:10 Lượt xem: 1
Các nhà nghiên cứu chú ý đến những hiện tượng nóng lên toàn cầu trong thời kỳ tiền sử và cũng như vậy trong những năm tới khi mà trái đất nóng trở lại.

Các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Tổng hợp Buffalo và trường Đại học Tổng hợp Alberta hiện đang tiến hành những nghiên cứu tại các mỏ vàng khu vực miền tây Fairbanks, Alaska, để tìm ra những manh mối về việc khu vực này phản ứng ra sao trước những hiện tượng nóng lên toàn cầu trong thời kỳ tiền sử và cũng như vậy trong những năm tới khi mà trái đất nóng trở lại.

Các mỏ sa khoáng chứa các thành phần hóa học có thể tiết lộ những thông tin về khả năng vùng Alaska đã trở lên khô hạn hơn hay ẩm ướt hơn khi nhiệt độ thay đổi trong thời gian trước đây.

Về chi tiết, các nhà khoa học đã thu thập các mẫu từ các mỏ sa khoáng nằm ở miền nam vòng Bắc Cực (Arctic Circle) nơi mà các con sông nhỏ cổ xưa đã từng chảy qua và để lại phía sau những mỏ cuội sỏi chứa vàng. Ngày nay, những cuội sỏi đó được nằm dưới các mỏ hoàng thổ hàng trăm mét khởi nguồn từ các dãy núi liền kề khi mà các con sông băng nghiền nát đá thành bụi.

Để khai thác được kim loại quý, các công ty khai thác mỏ phải đào những hào sâu vào trong tầng đất và vách của những hẻm vực. Họ cố gắng duy trì các lớp hoàng thổ theo thứ tự để có thể phân tích nhằm nghiên cứu về lịch sử khí hậu trong khu vực.

Theo một báo cáo của Tiểu ban đánh giá khí hậu Liên hợp quốc năm 2014, trung bình khu vực Alaska nóng nhanh hơn so với phần còn lại của nước Mỹ trong những thập kỷ gần đây. Báo cáo cho thấy, các sông băng tan chảy, những nguy cơ về khí nổ tăng lên và các loài các trong khu vực có thể bị tổn thương do những thay đổi trong nhiệt độ nước biển.

Theo các nhà địa chất học và những chuyên gia về khoa học trái đất liên quan đến dự án, sự hợp tác với các công ty khai thác mỏ trong khu vực mang tính quyết định về sự thành công của dự án do các công ty khai thác vàng sẵn sàng di chuyển một khối lượng lớn bùn bồi tích vì vậy các nhà nghiên cứu sẽ phải quan sát, thu thập và đo các mẫu trầm tích.

Theo các nhà khoa học, vách lò có thể cho biết những gì còn sót lại của những khu rừng cổ xưa với những lớp rễ cây, mảnh rêu và mẫu đất. Những khu rừng này hình thành phía trên lớp hoàng thổ khi khí hậu nóng lên và các con sông băng co lại. vào thời tiết mát hơn, các con sông băng có thể phát triển và hoàng thổ nhanh chóng trầm lắng trong các lớp dày. Quá trình này cứ lặp đi lặp lại nhiều lần.  

Các nhà khoa học cũng nghiên cứu các hóa chất được gọi là tetraetyl glyxerol dialkyl hay còn gọi là GDGT, có trong hoàng thổ và được tạo ra nhờ vi khuẩn, cũng như những di tích của lá cây cổ xưa tìm thấy trong các lớp trầm tích. Họ tin rằng những thành phần này có thể làm sáng tỏ việc độ ẩm có ích của khu vực giao động theo thời gian./.

Nguồn: Trung Nguyễn/vinamin.vn


Tin khác
Thời tiết
28°C
Thống kê
129
195
186
10,361,626
Đăng ký nhận tin qua Email
Vui lòng nhập chính xác email của bạn để nhận được bản tin từ chúng tôi !
Liên kết website
Giá vàng
Đơn vị Mua vào Bán ra
DOJI 82.600 84.800
SJC 74.580 76.180
Đối tác